Có nên chuyển nghề Tester?

12/09/2022 | Bài viết chuyên môn | 0 Lời bình

Trang chủ » Bài viết chuyên môn » Có nên chuyển nghề Tester?

Có nên chuyển nghề Tester không

 

Liệu có nên chuyển nghề tester? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những bạn vừa mới ra trường hay người muốn làm trái ngành. Tester ngày càng thu hút nhiều người gia nhập. Vì đây là một trong những ngành tiềm năng. Cơ hội việc làm rộng lớn cùng với mức lương hấp dẫn. 

Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc trên thì tiếp tục những dòng chia sẻ dưới đây nhé.

Tester là gì? 

Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, Tester là một vị trí công việc. Đây là những người có nhiệm vụ thực hiện các công việc chính như kiểm tra lỗi trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Mục đích nhằm đảm bảo chất lượng phần mềm. Để sản phẩm khi đến tay người dùng được vận hành một cách trơn tru nhất. 

Trong đó tùy vào quy mô dự án cũng như tầm quan trọng của ứng dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của Tester đến doanh nghiệp. 

Công việc của một Tester

Tester còn được biết đến dưới tên gọi khác là kiểm thử phần mềm. Như chính tên gọi của nó công việc của một tester chính là kiểm thử, kiểm tra các phần mềm. Tuy nhiên cụ thể kiểm thử là làm gì? Dưới đây là một số mô tả công việc của một Tester để bạn dễ hình dung hơn:

  • Tham gia quá trình kiểm thử các dự án phần mềm.
  • Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm. Hoặc trực tiếp thẩm định, xác minh xem thử hệ thống phần mềm này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của dự án chưa.
  • Thiết kế và thực hiện test plan, test case, test report, tạo dữ liệu kiểm thử, thiết lập môi trường kiểm thử.
  • Thực hiện kiểm thử theo tính năng, hiệu năng của sản phẩm.
  • Tạo lỗi, kiểm soát lỗi, phối hợp với các developer để sửa lỗi.
  • Theo dõi kết quả kiểm thử để đảm bảo chất lượng dự án.
  • Tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và đưa ra các đề xuất cải tiến.

Có nên chuyển nghề Tester?

CÓ hoặc KHÔNG.

Câu trả lời là CÓ nếu bạn thực sự nghiêm túc với sự lựa chọn của mình. Bất cứ công việc nào cũng thế. Đằng sau lớp vỏ hào nhoáng là những khó khăn, vất vả. Thậm chí là sự hi sinh không hề nhỏ. Đặc biệt là với những người vừa mới bắt đầu thì càng khó hơn. 

Nếu bạn không đủ quyết tâm và theo đuổi nó đến cùng thì câu trả lời là KHÔNG. Không đam mê, không có lý do bắt đầu đủ lớn. Khi gặp khó khăn trong quá trình học bạn sẽ dễ dàng suy nghĩ “thật ra thì mình không hợp với nghề tester này” hoặc “nghề tester không dễ như lời đồn”. Cuối cùng bạn lại suy nghĩ tìm một công việc khác.

Trong thực tế thì khó khăn luôn tồn tại trong bất cứ công việc nào. Có chăng những mặt lợi của ngành này có đủ khiến bạn thu hút và tạo ra đam mê để bạn theo đuổi lâu dài hay không thôi. Dưới đây là một số điểm mạnh của nghề này bạn có thể cân nhắc, suy nghĩ thêm.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ TRỌN BỘ 20+ TÀI LIỆU HỌC TESTER CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Ưu điểm của nghề Tester

– Thu nhập ổn định

Tester được đánh giá là nghề có cơ hội việc làm rộng mở ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Đi kèm theo đó là chế độ phúc lợi vô cùng hấp dẫn. Dĩ nhiên bên cạnh các yếu tố khác thì thu nhập cao chính là yếu tố hấp dẫn đối với bất cứ người lao động nào.

– Nhu cầu tuyển dụng lớn

Thực tế số lượng làm Tester vẫn còn ít so với nhu cầu. Đặc biệt là nguồn nhân lực tester giỏi lại càng hiếm. Vì vây nếu theo học nghề tester và có chuyên môn giỏi trong lĩnh vực này sẽ có cơ hội lớn.

– Nhiều cơ hội thăng tiến

Trong thời đại 4.0 phát triển hiện nay thì đây là một trong những ngành thuộc lĩnh vực IT dễ gia nhập. Với những bạn có ngoại ngữ thì cơ hội thăng tiến và cải thiện thu nhập lại càng cao. Không chỉ làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ trong nước. Bạn còn có cơ hội được làm tại các công ty nước ngoài.

– Được tiếp xúc với những điều mới mẻ

Người làm tester được tiếp xúc với nhiều khách hàng đa dạng lĩnh vực. Như game, ngân hàng, tài chính, công nghệ, nông nghiệp, y tế,…. Bên cạnh đó, công nghệ luôn đổi mới. Vì vậy các tester mỗi ngày sẽ làm việc với những phần mềm khác nhau. Điều này mang đến nhiều sự thú vị trong công việc. 

Chính những điều này giúp kích thích, trở thành một phần động lực khi đi làm. Có thể khi đọc những dòng này tại thời điểm này bạn thấy nó sáo rỗng, giáo điều. Nhưng khi bạn đã đi làm vài năm chiêm nghiệm lại thì nó khá hữu ích đấy.

Mới làm tester thì cần học những gì? 

Kiến thức cơ bản

Có một số kiến thức cơ bản mà bất cứ Tester cũng nên trang bị. Ví dụ như kiến thức nền tảng về tin học văn phòng, về máy tính, cách sử dụng internet, cách cài phần mềm.

Bạn cũn nên tìm hiểu thêm các kiến thức về lập trình cơ bản. Chẳng hạn như: HTML, SQL hay CSS. Không cần thành thạo như dân lập trình. Tuy nhiên là một Tester bạn nên biết ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình để phục vụ công việc tốt hơn.

Kiến thức chuyên ngành

Ngoài kiến thức cơ bản thì còn phải chuẩn bị cho mình kiến thức chuyên ngành Testing. Bao gồm nắm rõ các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành. Các kiến thức về quy trình kiểm thử, khả năng thiết kế test case… Trong đó, quy trình kiểm thử chất lượng phần mềm cơ bản bao gồm các bước sau:

  1. Lập kế hoạch và kiểm soát phần mềm kiểm thử (Test planning and control)
  2. Phân tích và thiết kế test case (Test analysis and design)
  3. Tiến hành chạy test (Test implementation and execution)
  4. Đánh giá và báo cáo kết quả test (Evaluating exit criteria and reporting)
  5. Kết thúc quá trình kiểm thử (Test closure activities)

Học tester ở đâu? Khóa học Tester ở Đà Nẵng

Tự học Tester

Hiện nay các nguồn tài nguyên học tập được chia sẻ rộng rãi và miễn phí khá nhiều. Bạn có thể tổng hợp và chọn lọc ra một vài tài liệu phù hợp với bản thân để học tới cùng. 

Tham khảo: Tổng hợp 9 khoá học Tester Online miễn phí cho người tự học.

Tuy nhiên quá trình tự học cần sự nghiêm túc, kiên nhẫn và kỷ luật lớn. Bạn phải chuẩn bị tâm lý và lên dây cốt sẵn sàng cho những lúc “tụt mood”. Nếu không rất dễ nản và bỏ cuộc giữa chừng.

Học Tester ở các trung tâm đào tạo

Nếu bạn là người trái ngành chuyển sang học Tester nên bạn chắc chắn là phải bắt đầu học lại từ con số 0. Vì vậy việc tự học sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Cũng như sẽ bị sót nhiều kiến thức nếu không có một lộ trình, tài liệu bài bản. 

Nắm được khó khăn chung đó của nhiều người học muốn chuyển nghề Tester. Hiện nay trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các trung tâm đào tạo Tester. Những trung tâm này cung cấp các khoá học ngắn hạn cấp tốc và đảm bảo đầu ra.

Tham khảo: Khoá học Tester ngắn hạn có cam kết việc làm đầu ra cho người mới bắt đầu từ con số 0

Có khá nhiều trung tâm đào tạo về tester mà bạn dễ dàng tìm thấy ở khắp các trang mạng xã hội. Tuy nhiên không phải bất kỳ khoá học nào cũng phù hợp với bạn. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định “xuống tiền” cho các khoá học này.

Dưới đây là một số gợi ý để bạn “tham chiếu” trong việc tìm một khoá học chất lượng:

  • Lộ trình học được xây dựng bài bản, rõ ràng và được cá nhân hoá cho từng học viên. 
  • Chương trình đào tạo sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. 
  • Có các huấn luyện viên và giảng viên hỗ trợ 1-1 trong suốt khóa học để đảm bảo bạn hoàn thành mục tiêu học tập. 
  • Có thể học lại các module cho tới khi làm được việc. 

Tạm kết

Việc có nên chuyển nghề Tester hay không là trăn trở của nhiều người khi mới tìm hiểu về nghề này. Việc có nên làm Tester hay không tuỳ thuộc mỗi người. Bài viết chỉ chia sẻ góc nhìn tổng quan. Từ đó bạn tham khảo để có được định hướng cho bản thân. Còn đáp án của mỗi người là khác nhau vì mình đâu biết bạn đang có thực lực như thế nào? Đam mê gì? Mơ ước, định hướng tương lai là gì để mà đưa cho bạn chính xác được. 

Sau khi cân nhắc nếu bạn thật sự muốn học và chuyển hướng theo nghề này. Bạn có thể tham khảo khoá học nghề Tester ở CodeGym Đà Nẵng. Chỉ cần vượt qua bài test đầu vào. Bạn hoàn toàn có thể theo học khoá học nghề Tester. 

 

 

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

0236 651 7021

Nhận tư vấn, định hướng 1-1

Điền và gửi thông tin cá nhân để được tư vấn miễn phí về các chương trình học.

13 + 14 =